Bảo trì thang máy gia đình và những điều cần biết
  • Thang máy An Thịnh
  • Ngày đăng : 04/11/2022
  • 27 lượt xem

BẢO TRÌ THANG MÁY GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

50-50 là tỷ lệ quyết định chất lượng của thang máy theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành. 50% đến từ chất lượng linh kiện, thiết bị và 50% là dịch vụ bảo trì sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm. Những thông tin về bảo trì thang máy gia đình này rất có thể sẽ hữu ích với bạn.

1. Tại sao cần bảo trì thang máy?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy gia đình có quy định rõ: “Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ không quá 03 tháng một lần. Giữa các lần bảo dưỡng phải thực hiện kiểm tra, kịp thời xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra.” Quá trình sử dụng thang máy cần tuân thủ đúng theo quy chuẩn trên của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các chuyên gia thang máy còn khuyến cáo nên bảo trì định kỳ 01 tháng một lần.

Ngoài ra, thang máy là thiết bị di chuyển gắn liền với an toàn con người, vì thế việc bảo trì thang máy hướng đến kiểm tra toàn bộ thang máy, đảm bảo các thông số đạt chuẩn, để thang luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất, tránh các hỏng hóc có thể phát sinh, đề phòng các sự cố liên quan đến an toàn sử dụng.

bảo trì thang máy

2. Quy trình bảo trì

Quy trình bảo trì thang máy chuyên nghiệp phải thực hiện như sau:

– Với trường hợp của những thang máy đặc biệt, việc kiểm tra sẽ được thực hiện theo yêu cầu bắt buộc của nhà sản xuất.

– Theo đó, quy trình cần được thực hiện đồng bộ, đầy đủ các bước:

1. Kiểm tra và làm vệ sinh buồng máy

2. Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin

3. Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin

4. Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin

5. Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng

6. Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối

7. Chạy thang máy để kiểm tra các thiết bị an toàn

8. Kiểm tra lần cuối và xác nhận vào biên bản bảo trì

3. Chất lượng bảo trì

Kỹ thuật được đào tạo bài bản: Nên tìm những công ty thang máy cung cấp toàn bộ các đội ngũ từ khâu lắp đặt đến vận hành, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm. Công ty bảo trì thang máy uy tín sẽ có quy trình bảo trì thang máy chi tiết, toàn bộ các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và định kỳ bởi các chuyên gia kỹ thuật đến từ Việt Nam và nước ngoài. Và kỹ thuật viên phải có chứng chỉ đào tạo.

Dụng cụ, trang thiết bị kiểm tra bảo trì đầy đủ: Để công tác bảo trì thang máy đầy đủ, trọn vẹn thì các kỹ thuật viên phải thực hiện kiểm tra, đo lường với đầy đủ các thiết bị máy đo, đồng hồ,… các dụng cụ, thiết bị bảo trì đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

4. Những lưu ý quan trọng

Đảm bảo an ninh – an toànKhi chúng ta thuê dịch vụ bảo trì thang máy, đồng nghĩa với việc xuất hiện người lạ trong nhà là điều lo ngại thường trực đối với gia chủ. Bởi vậy, một số gợi ý sau sẽ hạn chế được những rủi ro cho chính gia đình bạn.

– Thuê dịch vụ thang máy của đơn vị có năng lực, uy tín cao.

– Sắp xếp người giám sát quá trình làm việc của kỹ thuật viên.

– Kỹ thuật viên thực hiện công việc bảo trì cần có đầy đủ những yêu cầu cơ bản nhất: Thẻ nhân viên kèm phiếu giao việc của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có đóng dấu; trang phục và đồ bảo hộ đầy đủ; yêu cầu xuất trình căn cước công dân để đối chiếu khớp với các giấy tờ giao nhiệm vụ hay không. Nếu gia chủ nghi ngờ, cần xác minh ngay thông tin với đơn vị cung cấp dịch vụ trước khi cho kỹ thuật viên vào nhà.

bảo trì thang máy

Trong thời gian tới, khi Nhà nước yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ hành nghề (đối với nghề liên quan đến an toàn, sức khỏe,…), yêu cầu nhân viên kỹ thuật xuất trình chứng chỉ hoặc có thể quét mã QR để kiểm tra, đối chiếu về nhân thân, về công việc bảo trì, sửa chữa trên hệ thống quản lý dữ liệu.

Yêu cầu thử tính năng cứu hộ thang máy: Chức năng cứu hộ tự động (ARD – Automatic Rescue Device) là một chức năng an toàn bắt buộc phải có, đề phòng trường hợp đột ngột mất điện thang máy đưa cabin về tầng gần nhất để người dùng thoát ra ngoài. Nhưng trên thực tế thì thiết bị này có thể bị hỏng, ắc quy hết điện,… nhưng gia chủ không biết. Muốn kiểm tra chức năng này có hoạt động bình thường hay không, khi nghiệm thu bảo trì phải yêu cầu kỹ thuật viên cắt điện đột ngột thực hiện trường hợp giả định, xem cabin có được đưa về tầng gần nhất hay không.

Những thang máy tối tân, hiện đại còn tích hợp hệ thống SRS (Self Rescue System- Hệ thống tự cứu hộ) phòng khi mất điện, bộ cứu hộ ARD hỏng thì người đi thang có thể ấn nút SRS để tự giải thoát mà không cần trợ giúp. Để kiểm tra hệ thống này, bạn giả định mất điện đồng thời yêu cầu ngắt điện của bộ cứu hộ tự động (ARD) để nhất nút SRS trong cabin xem cabin có tự về tầng gần nhất bình thường không.

Yêu cầu thử hệ thống cứu hộ khẩn cấp: Thang máy tiêu chuẩn có hệ thống liên lạc nội bộ (Intercom) nhằm đảm bảo liên lạc 3 điểm: Người trong cabin, người ở ngoài phòng trực và tủ điện phòng máy. Hệ thống này chỉ hữu hiệu với thang máy công cộng luôn có người qua lại hay có bảo vệ thường trực. Nhưng đối với thang máy gia đình thì hệ thống này ít hiệu quả khi người ở nhà một mình sử dụng thang bị nhốt thì có gọi cũng không có ai nghe.

Để khắc phục tình trạng này, gần đây một số hãng thang máy đã cung cấp hệ thống gọi khẩn cấp Emcall (Emergency Call) Hệ thống này có thể thực hiện chức năng:

– Tự động gửi lỗi về trung tâm dịch vụ bằng tin nhắn.

– Khi người đi thang bị nhốt một mình thì chỉ cần ấn vào nút Emcall trong cabin thì cuộc gọi được tự động chuyển đến 5 số điện thoại do bạn tùy ý lựa chọn để cài đặt (ví dụ: 3 số người nhà, 2 số tổng đài của bên cung cấp dịch vụ, hay cứu hộ 114). Ngay khi bạn nhấn nút, hệ thống Emcall sẽ tự động quay số thứ nhất, nếu không có người bắt máy sau 10s (hoặc theo thời gian cài đặt) sẽ tự động chuyển sang số thứ 2 và lặp lại cho đến khi có người nhấc máy và đến cứu hộ.

bảo trì thang máy

Đèn chiếu sáng khẩn cấp, quạt thông gió: Khi mất điện bắt buộc quạt thông gió và đèn chiếu sáng khẩn cấp trong cabin phải hoạt động tối thiểu 30’ để đảm bảo ánh sáng và lưu thông không khí. Do vậy, bạn yêu cầu kỹ thuật viên sau khi bảo trì xong phải cho bạn kiểm tra chức năng này bằng cách đứng trong cabin và cắt điện tổng để xem tình trạng của hệ thống.

Biên bản bảo trì và hạn kiểm định: Sau khi kết thúc buổi bảo trì, bạn yêu cầu kỹ thuật viên trình lại biên bản để kiểm tra, nếu bạn hài lòng với tất cả các hạng mục công việc mới tiến hành ký xác nhận. Bạn hoàn toàn có quyền chất vấn về những nội dung công việc và tình trạng trong biên bản.

5. Các rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ bảo trì thang máy gia đình

Rủi ro về an toàn lao động: Người sử dụng thang máy tại nhà riêng cần chủ động tìm hiểu các thông tin về quy trình, tạo điều kiện lao động đầy đủ để đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên dịch vụ thực hiện cũng như tránh các tình huống thành viên trong gia đình mất an toàn như: thông báo tới gia đình về thời gian lắp đặt, bảo trì; kiểm tra quy trình, tiến độ thực hiện; kiểm tra thông tin cá nhân của nhân viên;…

Rủi ro kẻ gian đột nhập: Các nhân viên, kỹ thuật viên từ các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi đến nhà riêng thực hiện bất kì công tác gì thì gia chủ đều cần đề cao tính cảnh giác. Đặc biệt là với dịch vụ thang máy khi nhân viên làm việc trong không gian kín trong thang máy, có sự di chuyến lên xuống suốt dọc toà nhà mang đến nhiều nguy cơ về trộm cắp tài sản.

bảo trì thang máy

Quá trình làm việc trong không gian kín, di chuyển suốt dọc toà nhà có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Rủi ro khi lựa chọn sai bên cung cấp dịch vụ: Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy đều liên quan trực tiếp đến an toàn trong quá trình sử dụng, thế nên việc lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có năng lực là điều cần thiết. Việc này cũng nhằm tránh các rủi ro phát sinh từ năng lực hạn chế của các công ty làm ăn nhỏ lẻ, chộp giật không đáp ứng được các yêu cầu của công việc có đặc thù kỹ thuật cao này. Một số rủi ro có thể kể đến như:

– Nhân sự tay nghề kém

– Không có quy trình đào tạo về văn hoá, phẩm chất và năng lực chuyên môn

– Khả năng dự trù linh kiện, thiết bị thay thế dự phòng

– Phạm vi bao quát dịch vụ hạn hẹp, thiếu nhân lực ứng trực sự cố, các dịp lễ tết gần như không đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của khách hàng

Rủi ro từ việc thuê nhân viên ngoài công ty: Có không ít đơn vị cung cấp sản phẩm thang máy nhỏ lẻ, không có khả năng bao quát dịch vụ nên khi lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thì thuê nhân viên ngoài công ty. Việc này cũng tiềm ẩn một số rủi ro có thể khiến gia chủ phải chịu tổn thất nghiêm trọng:

– Năng lực không đảm bảo, có thể dẫn đến “chữa lợn lành thành lợn què”, thiệt hại khó lường

– Phán “bệnh” lung tung nhằm trục lợi từ việc thay thế linh kiện, thiết bị

– Đánh tráo các linh kiện, thiết bị chất lượng thành các sản phẩm không đảm bảo

– Không có tính cam kết bảo hành dịch vụ

Thang máy cần có có tính đồng bộ sản phẩm cao từ nhà sản xuất. Nếu như không được thay thế linh kiện, thiết bị chính hãng thì có thể dẫn đến việc thang hoạt động không ổn định, thiếu an toàn.

Nội dung bảo trì thang máy vô cùng quan trọng đối với chất lượng vận hành và tuổi thọ của thang, vì vậy, khách hàng cần lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm và dịch vụ uy tín, có quy trình bảo trì thang máy cụ thể, rõ ràng.

Cần hiểu đúng về kiểm định thang máy

Thang máy là hàng hóa nhóm 2, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà nước quy định. Kiểm định an toàn lần đầu và định kỳ là điều kiện bắt buộc để thang máy đủ điều kiện sử dụng. Nhưng có rất nhiều vấn đề liên quan tới công việc này.

Không hiểu đúng về kiểm định gây hậu quả nghiêm trọng

3 người chết, 8 người bị thương nặng trong vụ rơi vận thăng lồng tại công trình thi công trụ sở làm việc của Sở Tài chính Nghệ An năm ngoái là một sự việc bi thảm. Nguyên nhân do đâu?

Theo kết luận của cơ quan điều tra, mặc dù không có thẩm quyền kiểm định đối với loại vận thăng lồng trong xây dựng nhưng công ty cung cấp dịch vụ kiểm định vẫn thuê cộng tác viên kiểm định loại thiết bị này. Người kiểm định không có văn bằng, chứng chỉ, không đủ chuyên môn sâu nên không phát hiện các lỗi của vận thăng và hậu quả thảm khốc đã xảy ra. Ngày 21/1/2022, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm, đã tuyên phạt giám đốc công ty cung cấp dịch vụ kiểm định 4 năm 6 tháng tù, nhân viên kiểm định không có văn bằng chứng chỉ 4 năm tù và giám đốc công ty sử dụng vận thăng lồng 3 năm tù cho hưởng án treo.

Vụ án là bài học cảnh tỉnh đau xót cho cả người tiêu dùng, đơn vị cung cấp dịch vụ và nhân viên kỹ thuật. Nếu không hiểu sâu về kiểm định, không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bỏ qua các công đoạn trong quy trình kiểm định, nhân viên kiểm định thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng tiếc là vụ tai nạn lẽ ra có thể tránh được nếu các đơn vị, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động… Không hiểu đúng về kiểm định nhiều khi trở thành nguyên nhân của những sự cố thang máy nghiêm trọng, gây ra nỗi đau cho toàn xã hội.

Cách lựa chọn đơn vị kiểm định và kiểm tra nhân viên kiểm định

Để kiểm định thực chất, người tiêu dùng cần lựa chọn các đơn vị kiểm định có uy tín, giám sát chặt chẽ nhân viên kiểm định và công việc của họ. Trình độ nhân viên, quy mô doanh nghiệp, thâm niên hoạt động, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm định, kiểm định tận tâm, chính xác,… là những yếu tố giúp khách hàng nhận diện đơn vị kiểm định có uy tín, có năng lực, làm việc hiệu quả hay không. Đó cũng là những yếu tố giúp người tiêu dùng lựa chọn chính xác đơn vị kiểm định có uy tín, có trách nhiệm.

Theo quy định, khi kiểm định viên tới làm việc phải có Giấy giới thiệu của cơ quan, thẻ kiểm định viên, các giấy tờ liên quan theo yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sử dụng thiết bị… Người sử dụng dịch vụ kiểm định có quyền giám sát kiểm định viên trong quá trình kiểm định, yêu cầu cung cấp qui trình kiểm định. Trong đó phải ghi chi tiết, cụ thể từng bước thực hiện, tiêu chuẩn so sánh và đánh giá. Chuyên gia cũng cảnh báo, người mua thiết bị cũng không nên lấy việc kiểm định để đánh giá tổng thể chất lượng thiết bị. Kiểm định chỉ là đánh giá tình trạng vận hành của thiết bị tại thời điểm kiểm định, không đánh giá chất lượng thiết bị.

Quy trình kiểm định, các văn bản liên quan

Theo quy định, thang máy thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ LĐ-TB&XH ban hành. Việc lắp đặt, kiểm định, sử dụng thang máy được điều chỉnh cụ thể bởi nhiều văn bản luật và dưới luật. Đó là Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH quy định quy trình kiểm định QTKĐ: 21-2016/BLĐTBXH, có hiệu lực từ 01/06/2017 đến 14/11/2021. Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH quy định quy trình kiểm định số QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH, có hiệu lực từ 15/11/2021 đến nay…

bảo trì thang máy

Quy trình kiểm định thang máy cần được tuân thủ nghiêm túc

Một nguyên nhân lớn dẫn đến những vụ tai nạn thang máy thương tâm chính là sự lơ là trong công tác thẩm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy. Theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH, quy trình kiểm định cần được tiến hành đầy đủ, kỹ lưỡng các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bao gồm:

– Kiểm tra tổng thể tính đầy đủ và sự đồng bộ của thang máy sau khi lắp đặt.

– Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật, trong đó kiểm tra buồng máy và buồng puli.

Bước 3: Thử không tải và thử tải động. Bước này cũng gồm thử các loại thiết bị báo động, cứu hộ bao gồm thiết bị báo động, bộ cứu hộ tự động ARD, hệ thống SRS, Emcall…

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

Các vi phạm trong kiểm định bị xử lý thế nào?

Một trong những nguyên nhân sự cố thang máy là người tiêu dùng và cả đơn vị kiểm định, nhân viên kiểm định coi thường và trốn tránh kiểm định. Có những gia đình, cơ quan, tòa nhà kiểm định chỉ để hợp thức hóa quy trình sử dụng, đối phó với các cơ quan chức năng. Cũng có trường hợp cả chủ nhà và nhân viên kỹ thuật không nắm rõ qui định danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, từ đó bỏ sót các thiết bị không được kiểm định, trong đó có thang máy. Hành vi này dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn khi sử dụng.

Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định và cán bộ kiểm định, nếu để xảy ra sai sót trong quá trình kiểm định gây hậu quả nghiêm trọng thì chiểu theo các quy định của pháp luật sẽ bị xử lý rất nặng. Trong trường hợp gây chết người, hành vi này được xử lý tại các Điều 128 và 129 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, người vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Trong trường hợp vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Còn trường hợp do lỗi của kiểm định viên hay đơn vị kiểm định khiến người tiêu dùng bị thương tích khi sử dụng thang máy mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm… Các trường hợp người sự dụng thang máy không chịu kiểm định khi đến hạn hay thuê kiểm định ẩu gây tại nghêm trọng cũng sẽ bị phát nặng, thậm chí bị truy tố với khung hình phạt cao như trường hợp nêu trên.

CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ THANG MÁY AN THỊNH
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ THANG MÁY AN THỊNH

Công Ty TNHH MTV Thiết Bị Thang Máy An Thịnh - ATE chuyên cung cấp, tư vấn thiết kế, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các loại thang máy nội ngoại nhập.

  • Địa chỉ : Số 81 Cách Mạng Tháng 8, P. Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • Email : anthinh.as@gmail.com
  • Tel : 0903.648.684
  • Hotline : 0902.648.684

ĐỐI TÁC