Bảo trì thang máy và phần chìm – nổi của tảng băng
  • Thang máy An Thịnh
  • Ngày đăng : 04/11/2022
  • 27 lượt xem

BẢO TRÌ THANG MÁY VÀ PHẦN CHÌM – NỔI CỦA TẢNG BĂNG

Bảo trì thang máy định kỳ là việc làm cần thiết để duy trì hoạt động tối ưu của thang máy và mức độ an toàn cho người sử dụng. Đừng chủ quan và coi nhẹ công tác này vì tử thần có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.

Tháng 4/2021, bé VHĐ (4 tuổi, trú tại Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) dựa vào cửa tầng thang máy trong lúc nô đùa. Bất ngờ, cửa tầng bật vào phía trong khiến cho VHĐ rơi xuống giếng thang và chỉ có sự may mắn đã cứu sống tính mạng cháu bé.

Sau sự việc này, câu hỏi đặt ra khiến các nhà chuyên môn phải băn khoăn là một lực tác động nhỏ của đứa trẻ 4 tuổi sao có thể khiến cửa tầng bị bật mở? Hay các chi tiết kết cấu đã bị hư hỏng theo thời gian mà không được kiểm tra định kỳ dẫn tới sự việc này?

Tạp chí Thang máy đã tìm hiểu thực tế và được biết thang máy xảy ra sự cố tại chung cư mini nói trên không hề được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Chỉ khi có hư hỏng thì người dân mới góp tiền gọi thợ. Điều này đã dẫn tới những hậu quả khôn lường và tử thần luôn rình rập chỉ chờ cơ hội.

Bên cạnh sự lơ là, thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo trì thì chi phí bảo trì cũng là điều khiến không ít người và đơn vị quản lý nhà “băn khoăn”. Nhưng họ đã không hình dung được một cách tổng thể bởi chi phí đó chỉ là chi phí trực tiếp, nhỏ hơn rất nhiều chi phí gián tiếp như “phần chìm của tảng băng” có thể xuất hiện.

Nghĩa là như thế nào?

Bảo trì trực tiếp hay gián tiếp: đâu là vấn đề?

Chi phí bảo trì trực tiếp là chi phí được chi trả trực tiếp cho các hoạt động liên quan đến bảo trì, bao gồm chi phí cho đào tạo và huấn luyện về bảo trì; tiền lương và tiền thưởng cho người bảo trì; chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế; chi phí cho nhân công làm hợp đồng; chi phí quản lý bảo trì; chi phí cho sửa đổi, cải tiến.

Chi phí bảo trì gián tiếp là các tổn thất, thiệt hại về tài sản hoặc con người do thiết bị máy móc gây ra.

Thực tế đã chứng minh về mối tương quan giữa 2 loại bảo trì trực tiếp và gián tiếp: tỷ lệ nghịch!

Nếu chi phí bảo trì trực tiếp càng lớn, tức là mức độ quan tâm cao cho các công việc từ đào tạo nhân lực để có trình độ, tay nghề cao; chuẩn hóa các quy trình về nghiệp vụ và an toàn lao động; đến thay thế thiết bị và đưa ra các giải pháp dự phòng trong quá trình hoạt động của thang máy thì khi đó những chi phí rủi do (chi phí gián tiếp) hoàn toàn có thể giảm dần tiệm cận về con số 0.

Ngược lại, sự đầu tư cho chi phí trực tiếp là không đủ sẽ dẫn tới những thiệt hại khôn lường, không chỉ là vấn đề kinh tế mà có thể kéo theo cả trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân có liên quan khi tai nạn xảy ra.

bảo trì thang máy

Hoàn toàn có thể đưa chi phí bảo trì gián tiếp tiệm cận về 0

Đối với máy móc nói chung, bảo trì đã phát triển qua 3 thế hệ.

Thế hệ thứ nhất, công nghiệp chưa được phát triển, máy móc đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất cho nên công việc bảo trì chỉ mang tính sửa chữa khi có hỏng hóc xảy ra.

Thế hệ thứ hai, công nghiệp đã trở nên phụ thuộc hơn vào máy móc, thiết bị. Do đó, thời gian ngưng máy ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mà mục tiêu chủ yếu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa khi hư hỏng. Khả năng sẵn sàng của máy cao hơn dẫn tới tuổi thọ thiết bị dài hơn và chi phí thấp hơn.

Thế hệ thứ ba (hiện nay), phát sinh những mong đợi về bảo trì như khả năng sẵn sàng và độ tin cậy cao hơn, an toàn cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, ít tác động xấu tới môi trường hơn, tuổi thọ thiết bị dài hơn và hiệu quả kinh tế hơn.

bảo trì thang máy

Xu hướng tất yếu của bảo trì qua từng giai đoạn

Trở lại với sản phẩm thang máy. Hiện nay, việc bảo trì thang máy tại Việt Nam đang nằm ở mức độ thứ hai và dần chuyển sang thế hệ bảo trì thứ ba. Xu hướng này tuân theo quy luật phát triển có sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin với mức độ ngày càng cao.

Bảo trì trực tiếp giải quyết điều gì?

Thứ nhất: Phát hiện sớm các vấn đề về thiết bị thang máy. Trong quá trình hoạt động của thang máy sẽ xảy ra các hỏng hóc, trục trặc, sai lệch các thông số quy chuẩn. Việc bảo trì thang máy theo định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những lỗi có khả năng xảy ra. Phương pháp bảo trì dự đoán này sẽ là xu hướng khi việc áp dụng Internet of Things (IoT) được đẩy mạnh.

Thứ hai: Duy trì hoạt động ổn định, an toàn của thang máy. Thang máy hoạt động không ổn định, sự an toàn của thang máy sẽ không được đảm bảo và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của con người. Quá trình bảo trì sẽ giúp các bộ phận trong thang máy duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất. Thang máy sẽ hoạt động bền bỉ, tối ưu hiệu suất và không gây ra nguy cơ rủi ro về mất an toàn.

Thứ ba: Có phương án dự phòng hỗ trợ thay thế thiết bị. Mỗi linh kiện cấu tạo nên thang máy đều có một giới hạn an toàn khác nhau. Qua thời gian sử dụng, các linh kiện này sẽ bị hao mòn (phần cơ khí), “chết” (phần điện – điện tử) khiến cho các thông số kỹ thuật thang máy không được chính xác như ban đầu.

Để thang máy hoạt động ổn định, thì các thông số kỹ thuật phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, linh kiện thiết bị trong thang máy phải ở trạng thái còn hoạt động tốt. Trong quá trình bảo trì thang máy, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra từng bộ phận, thiết bị, từng thông số kỹ thuật và có phương án thay thế thiết bị khi cần thiết (nhiều thiết bị không có sẵn trong nước). Đây là điều mà người sử dụng cũng hết sức lưu ý.

Thứ tư: Giúp hạn chế việc thay thế các thiết bị. Mỗi linh kiện, thiết bị cấu tạo nên thang máy có giá thành rất đắt đỏ, không được chăm sóc thường xuyên thì chúng sẽ rất dễ bị hư hỏng, chi phí thay thế sẽ rất tốn kém. Thang máy được chăm sóc, bảo trì thường xuyên sẽ sớm phát hiện những lỗi hỏng hóc của thiết bị, tăng tuổi thọ của linh kiện, giúp tối ưu hóa chi phí thay thế.

Thứ năm: Đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Việc bảo trì thường xuyên giúp loại bỏ tình trạng xấu nhất xảy ra trong quá trình hoạt động của thang. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi gặp sự cố, sẵn sàng có người đến giải quyết.

Thứ sáu: Đáp ứng yêu cầu về chính sách bảo hành của nhà sản xuất. Theo quy định của nhà sản xuất về chính sách bảo hành dành cho thang máy đều xác định trách nhiệm của chủ sở hữu thang máy phải thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất.

xử lý ngập nước thang máy

Bảo trì, bảo dưỡng giúp thang hoạt động an toàn, bền bỉ

Những yêu cầu cơ bản đối với kỹ thuật viên khi bảo trì thang máy

– Vào cabin đi thử lên xuống, dừng lại các tầng, dán giấy cảnh báo bảo trì, đánh giá tình trạng thang, khi có dấu hiệu bất thường ưu tiên kiểm tra thực tế ngay.

– Trong quá trình bảo dưỡng có các chi tiết hoặc các thiết bị cần thay thế, ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng kỹ thuật và lập biên bản đề nghị bên sử dụng xác nhận.

– Những thiết bị dự đoán không còn đủ độ tin cậy, kiến nghị thay thế trong kỳ bảo dưỡng sau, phải ghi rõ kế hoạch chuẩn bị.

– Quá trình bảo dưỡng nếu có can thiệp căn chỉnh về tham số trên bo mạch điều khiển, biến tần, vấn đề cơ khí liên quan đến an toàn phải ghi vào nhật ký của thang.

– Những vấn đề trọng yếu về an toàn là tính ổn định, khi không xử lý được cần báo ngay về cho bộ phận có liên quan để có cơ sở xử lý.

Thang máy là thiết bị di chuyển gắn liền với nhu cầu đi lại thiết yếu của con người. Ước tính cứ mỗi 3 ngày, các thang máy trên thế giới vận chuyển gần 7 tỉ người trên trái đất. Điều này khiến cho thang máy trở thành loại hình vận tải được sử dụng thường xuyên nhất trên hành tinh của chúng ta. Do đó, vấn đề an toàn của thang máy luôn được quan tâm đặc biệt và phải đặt lên đầu tiên

Khi đó, nếu thang máy được tiến hành kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình vận hành thang máy, phòng ngừa các sự cố liên quan đến an toàn sử dụng./.

 

xử lý ngập nước thang máy

PET hiển thị trên bảng điều khiển ngoài tầng – Nguồn: Wakuwaku

Vậy nút này hoạt động như thế nào?

Khi nhấn nút bên trong thang máy, bảng điều khiển bên ngoài cửa thang máy ở mỗi tầng sẽ sáng lên với chữ PET. Đó là một bổ sung tuyệt vời cho các tòa nhà cho phép nuôi chó và các động vật khác.

Nút PET cũng rất hữu ích cho những người có thú cưng mà không thân thiện với các động vật khác. Trong trường hợp chú chó của bạn không hòa hợp với động vật khác, khi nhìn thấy nút bấm PET sáng đèn, bạn có thể sẵn sàng tâm lý để bế chú chó bạn lên hoặc cầm xích chặt hơn, kiểm soát chú chó của mình trước khi đi vào thang máy.

Ngày càng có nhiều thứ được mua trực tuyến, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người giao hàng ra vào các tòa nhà chung cư. Nút PET là một nút bấm rất hữu ích cho những người giao hàng. Họ thường có những hàng nặng, cồng kềnh và có thể không nhìn thấy chú chó Chihuahua bé nhỏ đang chạy ra từ thang máy.

Hướng dẫn thang máy xử lý khi ngập nước

Dù mới chỉ bước vào mùa mưa nhưng nhiều công ty cung cấp dịch vụ bảo trì, máy bảo dưỡng thang cho biết họ nhận được rất nhiều cuộc gọi từ khách hàng tư vấn về tình trạng ngập nước trong thang.

Bạn đọc hỏi: Gia đình tôi mới xây nhà và lắp thang máy vào đầu năm nay. Do chưa có kinh nghiệm thiết kế nên đến nay trời mưa to khiến nước tràn vào thang máy. Điều này có gây hư hỏng cho thang máy của gia đình tôi không? Một bạn đọc ở Ninh Bình đã gửi câu hỏi đến tòa soạn.

TMAT - Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn đọc thắc mắc khi thang máy gặp sự cố do ngập nước. Ngập nước trong giếng thang máy có thể gây chập cháy điện, hư hỏng hệ thống truyền dẫn, hao mòn linh kiện, thiết bị. Tạp chí Thang máy sẽ cung cấp cho độc giả một số mẹo nhỏ để giảm thiểu rủi ro cho thang máy khi mùa mưa bão đến gần.

Nguyên nhân lũ lụt

Thực tế ở Việt Nam, thời tiết nhiệt đới gió mùa khiến cả hai miền Nam - Bắc có mùa mưa kéo dài, lũ lụt, ngập úng thường xuyên. Theo ý kiến ​​của các chuyên gia thang máy, thường có những nguyên nhân sau đây dễ dẫn đến tình trạng ngập nước thang máy:

- Thời tiết: Vào mùa mưa, hiện tượng mưa to, mưa kéo dài gây ngập tạm thời thậm chí ngập nhiều ngày rất dễ gây ngập thang máy.

- Vị trí xây dựng thang máy : Vị trí lắp đặt không phù hợp, không lường trước được sự cố ngập nước, xây dựng thang máy gần nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống nước gần thang máy,… đều có thể gây ra sự cố ngập nước thang máy.

- Chống thấm hố thang máy không hiệu quả: Khi thi công hố thang máy vấn đề chống thấm cho hố thang máy không hiệu quả có thể khiến mạch nước ngầm ảnh hưởng đến hố thang gây ra hiện tượng nước nhỏ giọt, ẩm ướt hố thang máy,…

- Rò rỉ nước từ hệ thống cứu hỏa: Cũng có trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến chữa cháy mà nguồn nước bị rò rỉ vào hệ thống thang máy.

- Vệ sinh, rửa nhà: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trục thang máy bị thấm nước nếu người sử dụng không chú ý.

xử lý ngập nước thang máy

Những nguyên nhân trên đều có thể gây ra tình trạng úng nước hoặc ẩm ướt cho trục thang máy, ảnh hưởng trực tiếp đến các linh kiện, thiết bị của thang máy. Thang máy là thiết bị có hệ thống điện, hệ thống truyền tải điện cần có môi trường khô ráo để tránh cháy nổ, hư hỏng. Ngoài ra, các linh kiện, thiết bị của thang máy hầu hết là vật liệu kim loại, dễ bị ăn mòn, hư hỏng trong môi trường ẩm ướt, úng nước.

xử lý ngập nước thang máy

Các thành phần thang máy bị hư hỏng do nước xâm nhập

Bảo vệ an toàn cho thang máy khi có nguy cơ ngập lụt

Bảo vệ an toàn cho thang máy khi có nguy cơ ngập lụt

- Trang bị hệ thống cảnh báo lũ: Hiện nay đã có những công nghệ hiện đại như FDS (Flood Detection System). Nguyên lý hoạt động của các hệ thống này là khi có sự cố rò rỉ nước hoặc khách hàng quên đóng van nước dẫn đến nước tràn vào thang, hệ thống sẽ cảnh báo khách hàng bằng tin nhắn đến điện thoại, và tự động xử lý. cabin từ tầng thấp lên tầng cao hơn để tránh ngập nước gây chập điện, rò rỉ điện.

- Đưa cabin thang máy lên tầng cao : Nếu không có hệ thống cảnh báo tự động, người dùng cũng nên đưa cabin thang máy lên tầng cao ngay trước khi nước ngập trục. Người dùng nên đi thang máy lên tầng cao nhất hoặc ít nhất là lên tầng 2 trở lên, giúp cabin lên cao nhất có thể so với mặt đất, tránh bị ngập nước, ẩm ướt do hơi nước.

- Không sử dụng thang máy khi thiết bị bị ngập nước: Tuyệt đối không bấm nút gọi thang máy. Sử dụng thang máy trong thời gian này không khác nào chúng ta tự làm hỏng thiết bị thang máy của mình và có nguy cơ gây nguy hiểm cho chính bản thân mình.

- Tắt nguồn toàn bộ thang máy : Trước khi ngắt nguồn điện, hãy đảm bảo rằng không có ai trong cabin thang máy. Đây là động thái nhằm giữ an toàn cho thiết bị không bị chập, cháy điện khi trời mưa to, sét đánh ảnh hưởng đến dòng điện hoặc nước xâm nhập.

Lưu ý: Một số thang máy được lắp đặt chế độ cứu hộ tự động (ARD, SRS,…), cabin thang sẽ được đưa xuống tầng thấp nhất trong trường hợp mất điện đột ngột. Trong trường hợp này, khi chúng ta ngắt điện thang máy như hướng dẫn ở trên, thang máy sẽ tự động sử dụng nguồn điện dự phòng từ bộ lưu điện (Uninterruptible Power Supply) để đưa thang máy xuống tầng thấp nhất. Vì vậy, ngoài việc ngắt điện thang máy, cần ngắt nguồn điện dự phòng (tắt cầu dao cứu hộ) để tránh tình trạng thang máy “chìm trong nước” dù đã triển khai phương án bảo vệ theo chỉ dẫn.

- Thực hiện hút nước ra khỏi cabin thang máy: Tránh để thang máy ngập nước quá lâu. Nếu cần thiết, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị bảo trì, sửa chữa thang máy để có hướng xử lý kịp thời và chính xác nhất.

xử lý ngập nước thang máy

Công việc hút nước ngập trong thang máy bằng máy bơm chuyên dụng

- Kiểm tra tình trạng của thang máy : Sau khi nước rút, cần gọi nhân viên kỹ thuật thang máy đến kiểm tra toàn bộ thang máy trước khi đưa thang máy hoạt động bình thường trở lại.

xử lý ngập nước thang máy

Kỹ thuật viên đang kiểm tra thang máy bị ngập nước

Khi có hiện tượng nước ngập vào thang máy, người sử dụng / quản lý thang máy cần liên hệ với bộ phận kỹ thuật bảo trì, sửa chữa thang máy để xử lý, kiểm tra trước khi vận hành lại thang máy. Theo chuyên gia của Viện Ứng dụng Kỹ thuật Nâng Việt Nam, quy trình xử lý của bộ phận kỹ thuật sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1 : Kiểm tra nguồn điện và các thao tác do người sử dụng hướng dẫn (ngắt nguồn điện, nâng cabin, đậy nắp,…). Nếu người dùng chưa làm như vậy, hãy thực hiện ngay lập tức.

Bước 2: Kiểm tra nguyên nhân, vị trí ngấm nước, tình trạng giếng (ngập, ướt, khô,…).

Bước 3: Xử lý nguyên nhân gây thấm, dột nước; Xử lý nước đọng, úng ở trục.

Bước 4 : Kiểm tra linh kiện (lau, lau khô, để khô tự nhiên,…).

Bước 5 : Đo kiểm tra linh kiện trước khi bật lại hoạt động (test nguội).

Bước 6 : Kiểm tra hoạt động sau khi bật lại nguồn.

Khi thực hiện đầy đủ các bước trên, thang máy sẽ hạn chế tối đa rủi ro trong mùa mưa bão, tiết kiệm nhiều chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị bị hư hỏng, hao mòn do nước. /.

CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ THANG MÁY AN THỊNH
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ THANG MÁY AN THỊNH

Công Ty TNHH MTV Thiết Bị Thang Máy An Thịnh - ATE chuyên cung cấp, tư vấn thiết kế, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các loại thang máy nội ngoại nhập.

  • Địa chỉ : Số 81 Cách Mạng Tháng 8, P. Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • Email : anthinh.as@gmail.com
  • Tel : 0903.648.684
  • Hotline : 0902.648.684

ĐỐI TÁC